.:::Crazy-Pro 4rum:::.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Welcome to Crazy-Pro 4rum!!!
 
Trang ChínhPortalliTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tìm hiểu các chiến thuệt bóng đá

Go down 
Tác giảThông điệp
Duaconcuathangio_3495
CP-mem học lực giỏi
CP-mem học lực giỏi
Duaconcuathangio_3495


Nam
Tổng số bài gửi : 229
Age : 30
Location : Harmony's heaven
Tâm trạng : 119124741/
Full name : NXS
Registration date : 02/01/2008

Tìm hiểu các chiến thuệt bóng đá Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu các chiến thuệt bóng đá   Tìm hiểu các chiến thuệt bóng đá I_icon_minitimeThu Jun 19, 2008 3:38 pm

Một số hiểu biết về hệ thống chiến thuật của bóng đá qua các giai
đoạn khác nhau do mình sưu tầm được, post lên cho anh em tham khảo !


1. Chiến thuật

Khi bóng đá hiện đại bắt đầu ra đời vào những năm 60 của thế kỷ trước,
hầu như chưa có HLV hay cầu thủ nào có ý niệm về chiến thuật. Điều quan
trọng nhất trong trận đấu thời đó chỉ là làm sao đưa bóng tiến lên phía
trước, về phía cầu môn đối phương. Thời ấy, trong một đội bóng có 11
cầu thủ thì có không dưới 8 người được giao nhiệm vụ tấn công.

Cho đến khoảng năm 1870, khi người Scotland
“phát minh” ra việc chuyền bóng thì việc phản công đã trở thành phổ
biến qua những đường chuyền dài nên số cầu thủ tấn công được giảm xuống
7 người, mà phổ biến nhất là mỗi bên cánh có 2 cầu thủ và 3 cầu thủ còn
lại chơi ở giữa.

2. Thủa sơ khai với chiến thuật 2-3-5

Vào thời ấy, chiến thuật mà tất cả các đội sử dụng là 2-3-5, chỉ có 2
hậu vệ chốt giữ toàn bộ khu vực phòng thủ. Ba tiền vệ hoạt động ở giữa
sân mà khuynh hướng chủ yếu là tấn công, và có đến 5 cầu thủ hoạt động
trên hàng tấn công, giăng ngang toàn bộ bề rộng mặt sân.

Năm 1883
đáng được xem là một năm quan trọng trong sự nghiệp phát triển chiến
thuật: Việc nhà nghề hoá cầu thủ đã manh nha, các đội bóng đã bắt đầu
quan tâm đến việc phòng thủ hơn và một tiền đạo nữa được kéo lùi về
phía sau để trở thành tiền vệ đảm nhiệm trục giữa với cả 2 nhiệm vụ
phòng thủ và tấn công.

Bắt đầu hình thành sơ đồ chiến thuật với 2 hậu vệ canh giữ khoảng giữa
khu vực phòng thủ đội nhà và 2 tiền vệ cánh hoạt động dọc theo hai biên
(với nhiệm vụ không chỉ tấn công dọc biên mà còn ngăn những đợt tấn
công từ biên của đối phương) và 1 tiền vệ giữa. Sơ đồ chiến thuật này
vẫn được ưa chuộng tại Anh (tuy có những cải biên) cho đến những năm 20
của thế kỷ 20. Nhiều đội bóng Nam Mỹ cũng áp dụng sơ đồ chiến thuật này.

3. Herbert Chapman với “Hậu vệ thứ ba”

Việc gài “bẫy việt vị”
bắt đầu được sử dụng trong những trận đấu thuộc giải VĐQG Anh từ những
năm trước Thế chiến thứ nhất mà theo nhiều tài liệu thì “khai sinh” ra
lối chơi này là cặp trung vệ Morley-Montgomery của đội Notts Country.
Thật đơn giản: 2 hậu vệ này băng lên phía trước để khi bóng được đối
phương chuyền đi, ít nhất cũng có 1 tiền đạo đối phương lọt vào thế
việt vị, vì giữa tiền đạo này và vạch cầu môn có ít hơn 3 cầu thủ
(trong đó có thủ môn) của đội Notts Country.
Trước đó, không đội bóng nào biết sử dụng lối gài bẫy việt vị này dù
thực hiện điều này không khó. Tuy nhiên, khi biết được hiệu quả của
“bẫy việt vị” thì ngày càng có nhiều đội sử dụng hơn. Có những hậu vệ
sử dụng bẫy việt vị tài tình đến nỗi rất hiếm khi tiền đạo đối phương
có thể đến gần cầu môn của họ như cặp Frank HudspethBilly McCraken của đội Newcastle United. Vì thế, đã nảy sinh nhiều ý kiến cho rằng “bẫy việt vị” làm mất đi tính hấp dẫn của bóng đá.

Đến năm 1925,
Hội đồng Luật đã quyết định điều chỉnh luật việt vị: một cầu thủ chỉ bị
xem là việt vị nếu khi đồng đội chuyền bóng, anh ta đứng gần cầu môn
hơn 2 (thay vì 3) cầu thủ đối phương. Chỉ thay đổi như thế thôi, nhưng
từ đó số bàn thắng trong các trận đấu tăng lên hẳn, các trận đấu đã trở
nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Chính do những bàn thắng gia tăng nhiều nên
năm 1927 đã khai sinh ra vai trò một hậu vệ thứ 3, mà người đầu tiên giữ vai trò này là tiền đạo Charlie Buchan của đội Arsenal.

Sau khi Arsenal thua Newcastle 0-7 ngay tại Highbury, Buchan đã đề nghị HLV Herbert Chapman
cần có thêm một trung vệ. hoạt động ở giữa 2 hậu vệ truyền thống sẵn có
với nhiệm vụ canh giữ trung phong của đối phương. Nhưng để vẫn giữ
nguyên lực lượng ở tuyến giữa, chính Buchan sẽ từ bỏ vai trò tiền đạo,
quay về tuyến phòng ngự để giữ vai trò này. Herbert Chapman chấp nhận
và triển khai một sơ đồ mới để tạo ra một cuộc cách mạng về chiến thuật
với lối chơi được gọi là “hậu vệ thứ 3” (third-back).

Theo đó 2 hậu vệ cánh luôn ở 2 biên để ngăn những đợt tấn công từ cánh
của đối phương và điền vào chỗ trống ở giữa bằng một trung vệ, khi cần
thiết kéo 2 tiền vệ biên vào phía trong để ngăn những trung phong đối
phương. Với chiến thuật này, việc phòng thủ khu vực trở nên quan trọng
hơn phòng thủ kèm người, trừ cầu thủ giữ vai hậu vệ thứ 3, phải luôn
“để mắt” đến trung phong đối phương, dù cầu thủ này cũng phải luôn sẵn
sàng băng ra đường biên trong trường hợp một tìên đạo cánh đối phương
vượt qua được hậu vệ cánh đội mình và tiến về phía cầu môn. Khi các đội
bóng khác vẫn còn áp dụng chiến thuật 2-3-5 thì dưới sự chỉ đạo của Chapman, Arsenal đã biết triển khai chiến thuật 3-3-4 hoặc có khi chuyển thành 3-4-3.

Điều chỉnh ấy đã mang lại nhiều thành công cho Arsenal và Herbert Chapman
được tôn vinh là “ông tổ” chiến thuật bóng đá Anh. Chiến thuật này đã
giúp Arsenal hạn chế được rất nhiều bàn thua, mà trong bóng đá, càng
hạn chế được bàn thua thì có khả năng thắng trận. Thành công của
Herbert Chapman đã khiến rất nhiều đội bóng khác tại Anh bắt chước, đẩy
đấu pháp 2-3-5 lùi dần vào quá khứ. Cùng với chiến thuật 3-3-4 này, Herbert Chapman
cũng đã đưa ra phương châm “phòng thủ trên hết” khi ông dặn các cầu
thủ: “Khi bước vào sân, tỷ số là 0-0, nếu chúng ta không để lọt lưới
bàn nào thì có nghĩa là khi rời sân, ít nhất chúng ta cũng được 1
điểm”. Theo phương châm ấy, Arsenal thắng rất nhiều trận đấu với tỷ số
khít khao 1-0.
4. “Wunderteam” với một tiền vệ tấn công

Trong khi Herbert Chapman gây ảnh hưởng
đến bóng đá Anh bằng tư duy bóng đá “thực dụng” như vậy thì bên kia
biển Manche, các nước vẫn còn gắn chặt với lối chơi bóng “lãng mạn” mà
đại diện tiêu biểu nhất là 2 HLV Hugo Meisl (Áo)Vittorio Pozzo (Ý). Cả MeislPozzo
đều trung thành với lối chơi có một tiền vệ tấn công ở giữa, với 2 hậu
vệ cánh chơi sâu vào giữa hơn và việc trấn giữ hai biên được giao cho 2
tiền vệ cánh. Đó là lối chơi của đội Manchester UnitedPozzo rất ngưỡng mộ khi ông còn là một sinh viên nghèo đam mê bóng đá thời trước Thế chiến thứ nhất. Qua những trận đấu của Manchester United, Pozzo
ngưỡng mộ những đường chuyền dài chính xác từ tiền vệ giữa Charlie
Roberts và sau này khi làm huấn luyện viên, ông luôn khuyến khích các
tiền vệ giữa của mình hoạt động theo kiểu của Roberts. Kết quả là đội
tuyển Ý của Vittorio Pozzo đã thắng liên tiếp 2 kỳ World Cup 34 và 38. Còn Hugo Meisl đã xây dựng được một đội tuyển Áo có lối chơi đẹp mắt và hiệu quả, khiến đội được mang biệt danh “Wunderteam” (đội bóng tuyệt vời).

Và cũng như Pozzo, Meisl
vẫn coi trọng vai trò của một tiền vệ tấn công ở giữa và chơi rất thành
công trong vai trò này ở đội tuyển Áo là Smistik. Trong một trận đấu
giao hữu diễn ra tại Chelsea, tuy lối chơi mạnh mẽ của đội tuyển Ạnh đã
thắng lối chơi đẹp mắt của đội tuyển Áo với tỷ số 4-3, nhưng tất cả
những ai có mặt hôm ấy đều đồng ý rằng các cầu thủ Áo đã dạy cho các
cầu thủ chủ nhà một bài học bóng đá. Trong lối chơi của đội Áo, chữ W
(hay M) rất dễ hình dung sự nối kết của 5 tiền đạo phía trên gồm tả biên (left-winger), hữu biên (right-winger), tả nội và hữu nội (inside-forwards) và trung phong (center-forward).
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/nhoc_el_nino
Duaconcuathangio_3495
CP-mem học lực giỏi
CP-mem học lực giỏi
Duaconcuathangio_3495


Nam
Tổng số bài gửi : 229
Age : 30
Location : Harmony's heaven
Tâm trạng : 119124741/
Full name : NXS
Registration date : 02/01/2008

Tìm hiểu các chiến thuệt bóng đá Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tìm hiểu các chiến thuệt bóng đá   Tìm hiểu các chiến thuệt bóng đá I_icon_minitimeThu Jun 19, 2008 3:38 pm

5. Sự ra đời của “Catenaccio”

Vào những năm cuối thập kỷ 40 tại Thuỵ Sĩ, một người Áo khác tên là Karl Rappan đã khai sinh ra lối phòng thủ mới mà ông đặt tên là Catenaccio. Dù nhiều tài liệu cho rằng cha đẻ của lối chơi này là HLV Helenio Herrera của Inter Milan, nhưng thực ra Herrera chỉ là người đã hoàn chỉnh và nâng lối chơi này lên một tầm hiệu quả mới. Là HLV đội tuyển Thuỵ Sĩ vào thời gian đó, Karl Rappan
đã đặt thêm một hậu vệ nữa, đứng sau cùng ở tuyến phòng thủ với nhiệm
vụ “dọn dẹp” tất cả những gì mà các hậu vệ phía trước mình để lọt qua.
Cái tên bằng tiếng Anh “sweeper-up” đã nói
lên đầy đủ ý nghĩa của vai trò hậu vệ này. Hai hậu vệ phía trên (thường
rất cao to) có nhiệm vụ ngăn chặn các cầu thủ đối phương, đúng với cái
tên “stopper”. Xu hướng của lối chơi này là kèm người hơn là phòng thủ khu vực.

Đến đầu thập kỷ 50, Inter Milan được xem là đội đã mang chiến thuật phòng thủ đổ bêtông vào Ý với cái tên “Catenaccio”. Dù trên thực tế, HLV của đội Padova (sau đó sang huấn luyện AC Milan) là Nereo Rocco mới là người Ý đầu tiên áp dụng lối chơi này cho đội bóng của mình.

Inter cử một hậu vệ đứng đằng sau tuyến phòng thủ để bằng mọi cách ngăn chặn những đường đi bóng của đối phương. Sự có mặt của “người dọn dẹp” này đã triệt tiêu sự có mặt của tiền vệ tấn công ở giữa, vị trí rất được Hugo MeislVittorio Pozzo ưa thích. Chiến thuật Catenaccio này đã được Inter Milan áp dụng thành công đến nỗi không chỉ các CLB Ý học tập mà cả đội tuyển Ý cũng sử dụng từ đó. Chiến thuật Catenaccio
này đã đưa việc phòng thủ trong bóng đá đến giới hạn tột cùng, phòng
thủ còn nặng nề hơn cả lối phòng thủ “hậu vệ thứ 3” mà Arsenal từng sử
dụng trước đó.

6. Những nghệ sĩ Brazil với chiến thuật 4-2-4

Tưởng như lối chơi Catenaccio đã tạo nên bức tường bất khả xâm phạm trước khung thành thì tại World Cup 58Thuỵ Điển, đội Brazil
đã giới thiệu một chiến thuật mới, sơ đồ 4-2-4, thực tế đã xô ngã bức
tường kiên cố này. Tuy vậy, không phải HLV của đội tuyển Brazil là Vicente Feola đã sáng tạo ra mô hình giàu sức công phá này, mà công lao phải được dành cho Fleitas Solich - một người Paraguay HLV của CLB Flamengo.
Trước đó, các CLB Brazil cũng như đội tuyển Brazil đều rất ưa chuộng
chiến thuật “hậu vệ thứ 3”, nhưng sau khi lối phòng thủ chéo này bị các
tiền đạo Uruguay xé nát trong trận CK World Cup 50, bóng đá Brazil đã
hoàn toàn từ bỏ lối chơi này.

Tại Thuỵ Điển, HLV Vicenta Feola đã
giới thiệu một sơ đồ chiến thuật mới lạ với 4 hậu vệ dàn hàng ngang, 2
tiền vệ ở giữa sân, 2 tiền đạo cánh và 2 tiền đạo giữa (trong đó có Pele).

Với lối chơi này, vai trò quyết định lối chơi được giai cho 2 tiền vệ
chứ không phải 1 như trước đây. Với sức tấn công mạnh mẽ, cộng với tài
năng xuất chúng của Pele, Didi, Garrincha…, Brazil đã đoạt cúp Nữ thần Vàng với những trận thắng đầy ấn tượng. Nếu đội Ý vẫn trung thành với lối chơi Catenaccio
của mình thì rất nhiều nước đã chuyển sang học tập lối phòng thủ 4 hậu
vệ dàn hàng ngang, trong số đó có cả đội Anh. Tuy nhiên, không phải đội
bóng nào cũng có thể tìm được thành công như đội tuyển Brazil. Lý do
đơn giản là không phải nước nào cũng có thể sản sinh ra các hậu vệ biên
xuất sắc như NiltonDjalma Santos, hai tiền vệ cánh toàn năng là ZitoDidi. Nói về Didi tài năng của anh ta có thể tưởng tượng như thế này: nếu bạn bỏ đồng xu xuống sân Didi có thể đá quả bóng rơi ngay đồng xu, Didi còn được biết đến như là người phát minh ra kiểu sút bóng lá vàng rơi. Những cú sút phạt của Didi
bóng lượn qua hàng rào và vẽ một đường cong lượn xuống lưới rất đẹp
mắt. Ngoài ra Brazil còn có tiền đạo cánh phải nhanh nhẹn như Garrincha và trung phong “có một không hai” Pele! Đội tuyển Brazil (cũng như Ajax Amsterdam
sau này với bóng đá tổng lực) đã là một minh chứng cho việc con người
tạo hiệu quả cho chiến thuật chứ không phải chiến thuật tạo hiệu quả
cho con người!
7. Franz Beckenbauer với vai trò Libero

Ngay từ ngày đầu tiên bước vào đời cầu thủ, Franz Beckenbauer đã khẳng định ông sẽ là nhân vật thích hợp nhất trong vai trò một Libero. Vốn rất ngưỡng mộ lối chơi tấn công hiệu quả của hậu vệ cánh trái Giacinto Facchetti của đội Inter Milan, Beckenbauer
tự hỏi tại sao một hệ thống tấn công như thế lại không được dịch chuyển
vào giữa, phát xuất từ một trung vệ. Một trung vệ càn quét sẽ gặp rất
nhiều thuận tiện trong việc khởi xướng các đợt tấn công, vì trước hết
sẽ chẳng có một hậu vệ đối phương nào nghĩ đến việc kèm anh ta để rồi
khi có cơ hội là anh ta bất ngờ băng lên về phía phần sân đối phương.

Nhân vật ấy mang một cái tên hoàn toàn chính xác: “trung vệ tự do”, hay ngắn gọn hơn là “libero”. Nhưng với tính thận trọng cố hữu, HLV đội tuyển Đức Helmut Schoen đã nghiền ngẫm kỹ lưỡng trong nhiều năm trước khi “bật đèn xanh” cho Beckenbauer lần đầu tiên thực hiện ý đồ này trong một giải lớn là EURO 72, sáu năm sau khi anh khoác áo đội tuyển lần đầu tiên.

Với Franz Beckenbauer
chói sáng trong vai trò libero, chiến thuật này thành công rực rỡ khi
đội Đức đoạt chức vô địch Châu Âu năm ấy cũng như khi Bayer Munich đoạt
Cúp C1 liên tiếp 3 lần (74, 75, 76). Và từ đó đến giờ, khi nói đến bóng
đá Đức là người ta nghĩ ngay đến vai trò libero.

8. Ajax Amsterdam và bóng đá tổng lực

Từ những năm cuối thập kỷ 60, Ajax Amsterdam
đã trình diễn một lối chơi tràn đầy sức tấn công và hấp dẫn. Mọi việc
bắt đầu từ năm 1964 khi LĐBĐ Hà Lan chấp thuận việc chuyên nghiệp hoá
bóng đá và Rimus Michels đến huấn luyện Ajax Amsterdam.
Phương pháp huấn luyện được ông thay đổi hoàn toàn với cường độ cao hơn
(có khi đến 4 buổi tập một ngày) để tất cả các cầu thủ có được sức bền
thể lực tuyệt vời. Đó chính là cơ sở để Rimus Michels đưa bóng đá tổng lực (total football) vào lối chơi của Ajax:
mỗi cầu thủ đều phải rất toàn năng và thiện nghệ trong mọi vị trí. Việc
“phân vai” chỉ còn là trên lý thuyết chứ khi bước vào sân, hậu vệ cũng
phải biết cách tấn công và tiền đạo cũng phải biết cách tham gia phòng
thủ một cách hiệu quả. Vạch giữa sân chỉ có thể là giới hạn của thủ môn
chứ 10 cầu thủ còn lại đều phải rất sẵn sàng vượt qua để tấn công cũng
như lùi về phòng thủ. Bóng đá tổng lực đòi hỏi mọi cầu thủ phải có năng
lực đồng đều và trên tất cả là thể lực siêu bền.

Ngoài ra, để thể hiện hiệu quả bóng đá tổng lực, đội bóng cần có một thủ lĩnh đích thực mà trong thời hoàng kim của Ajax Amsterdam (với 3 cúp C1 liên tiếp 71, 72, 73), người đó chính là Johan Cruyff. Thành công của Ajax đã tạo cơ sở thuận lợi để đội tuyển Hà Lan áp dụng lối chơi tương tự, vì bộ khung của đội tuyển Hà Lan thời cực thịnh chính là những cầu thủ Ajax mà thủ lĩnh cũng vẫn là Cruyff. Chỉ tiếc là vận may đã không ở về phía Hà Lan trong hai trận CK World Cup 7478.

9. Chiến thuật 3-5-2: Cải biên của bóng đá tổng lực

Sau Ajax và đội tuyển Hà Lan, nhiều nước đã áp dụng bóng đá tổng lực. Tuy nhiên, nhiều HLV cho rằng chơi theo kiểu Ajax là quá phiêu lưu, hoặc cũng vì họ không có trong tay một tập thể cầu thủ tài năng, đồng đều về năng lực như Ajax,
nên đã cải biên lại thành chiến thuật 3-5-2 với mục tiêu tăng cường tấn
công đa dạng từ mọi hướng nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong phòng thủ.
HLV Carlos Bilardo của đội tuyển Argentina
cho rằng chỉ cần 3 hậu vệ cũng đã đủ sức kiểm soát 2 tiền đạo đối
phương, do đó có thể điều động một hậu vệ lên phía trước để tăng cường
tấn công cũng như ngăn chặn các đợt tấn công từ ngay giữa sân. Bắt đầu
từ EURO 84World Cup 86, rất nhiều đội đã sử dụng chiến thuật này và cũng đã gặt hái không ít thành công.

Nếu được áp dụng đúng mức, chiến thuật 3-5-2 thể hiện tính cơ động dữ dội, cho phép các cầu thủ chơi pressing toàn sân, tranh bóng ở khắp nơi chứ không chỉ trên phần sân của mình. Lối chơi pressing toàn sân đã thể hiện rất rõ tại Đức, nhất là những đội bóng dưới sự dẫn dắt của các HLV nổi tiếng như Hennes WesweilerUdo Lattek.
Về sau nữa, tuy có những sơ đồ chiến thuật khác như 3-4-1-2 hay 3-5-1-1
với một tiền đạo lùi phía sau 1 (hoặc 2) tiền đạo khác, nhưng đó cũng
chỉ là một cải biên nhỏ của chiến thuật 3-5-2 nhằm đối phó với từng đối
phương mạnh hay yếu. Chiến thuật 3-5-2 (hoặc 3-4-1-2 hay 3-5-1-1) vẫn
còn được nhiều HLV trên khắp thế giới ưa chuộng cho đến tận ngày nay.
Về Đầu Trang Go down
http://360.yahoo.com/nhoc_el_nino
 
Tìm hiểu các chiến thuệt bóng đá
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Game chiến thuật cho nhà cầm quân tài ba
» Phí thuê đất.
» Nghệ thuật cua gái(P1)
» Thuận thiên kiếm(T812)
» Cách Hướng Dẫn Luyện Kim Thuật VLTK Phiên Bản 8.0.9

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
.:::Crazy-Pro 4rum:::. :: Hoạt động chung :: Sport-
Chuyển đến